Rate this post

Đề thi học kì 1  lớp 8 môn Văn trường THCS Nghĩa Trung, Nghệ An năm học 2015 – 2016. Đề thi gồm 4 câu hỏi và có kèm theo hướng dẫn đáp án để các bạn so sánh kết quả sau khi luyện giải đề.

PHÒNG GD & ĐT NGHĨA ĐÀN

TRƯỜNG THCS NGHĨA TRUNG

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 8 – HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2015 – 2016

THỜI GIAN 90 PHÚT

Câu 1: (1đ)

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm nào? của ai?

Câu 2: (1đ)

Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” – khi được biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông em đã làm gì và có những biện pháp nào để hạn chế những tác hại đó?

Câu 3: (2đ)

a. Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng dưới đây:

…………………..chưa………………..đã…………………..

…………………..Bao nhiêu…………………bấy nhiêu…………….

b. Đặt câu ghép với các quan hệ từ: và, hay (mỗi quan hệ từ chỉ đặt một câu ghép)

Câu 4: (6đ)

Em hãy thuyết minh về cái phích nước.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8

Câu 1: (1đ)

Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: (1đ)

Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”- khi được biết tác hại của việc sử dung bao bì ni lông có thể HS đưa ra nhiều biện pháp và việc làm khác nhau, nhưng phải đúng hướng nhằm khắc phục và hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông

Ví dụ:

* Tuyên truyền tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho mọi người biết.

* Khuyên nhủ người thân và mọi người xung quanh thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông bằng cách sử dụng chất liệu, túi đựng khác

* Không sử dụng khi không cần thiết

* Không quẳng rác là bao bì ni lông bữa bãi -> gây ô nhiễm, tắc nghẹn hệ thống thoát nước, gây ngập lụt, sinh dịch bệnh, cản trở quá trinh sinh trưởng của cây…

Câu 3: (2đ)

a. Đặt câu ghép với các cặp từ hô ứng dưới đây (Học sinh có thể đặt các câu có nội dung khác nhau, nhưng cơ bản phải đạt đúng yêu cầu của đề ra)

Ví dụ:

  • Nó chưa học bài nó đã đi ngủ.
  • Họ đóng góp bao nhiêu thì tôi sẽ đóng góp bấy nhiêu.

b. Đặt câu ghép với các quan hệ từ: và, hay (mỗi quan hệ từ chỉ đặt một câu ghép)

Ví dụ:

  • Tôi không ghi và tôi nhớ không hết.
  • Tôi đi hay anh đi.

Câu 4: (6đ)

Em hãy thuyết minh về cái phích nước.

Nội dung: bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Yêu cầu về hình thức:

  • Bài văn thuyết minh về một đồ dùng hàng ngày có trong mỗi gia đình, bài làm có đủ ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
  • Bài làm sạch sẽ, câu văn viết đúng, chữ đẹp, lời văn sinh động, hấp dẫn

2. Yêu cầu về nội dung:.

A. Mở bài: (0,5 điểm)

Giới thiệu khái quát (ý nghĩa, vai trò…) chiếc phích nước

B. Thân bài: (5 điểm)

Học sinh cần trình bày đượcnhững nội dung sau:

  • Lịch sử ra đời và phát triển của chiếc phích nước được James Dewar nhà vật lí học người Scotland phát minh vào năm 1892. (0,5 điểm)
  • Cấu tạo của chiếc phích gồm hai bộ phận: ruột phích và vỏ phích (0,5 điểm)
    • Bộ phận quan trọng nhất của phích nước là ruột phích được cấu tạo bằng hai lớp thuỷ tinh,ở giữa là lớp chân không có tác dụng làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài khi đựng nước, phía trong được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, phích hình trụ tròn miệng nhỏ có tác dụng làm giảm khả năng truyền nhiệt ra ngoài… (1,5 điểm)
    • Vỏ phích hình trụ tròn có tác dụng bảo vệ ruột phích, thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như: kim loại, nhựa với đủ màu sắc… ngoài ra còn có quai, nắp phích giúp di chuyển, sử dụng được dễ dàng… (1 điểm)
  • Hiệu quả giữ nhiệt của phích trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ C còn được 70 độ C (0,25 điểm)
  • Tác dụng, vai trò của phích nước trong đời sống hằng ngày trong mỗi gia đình như: pha trà, pha sữa… (0,25 điểm)
  • Sử dụng và bảo quản như thế nào để cho phích được bền lâu… (0,25 điểm)
  • Các hãng sản xuất phích nổi tiếng mà hiện nay em biết: Bình Tây, Rạng Đông… (0,25 điểm)

C. Kết bài: (0,5 điểm)

Bày tỏ tình cảm với chiếc phích nước, khẳng định vai trò của phích nước trong đời sống.

* Cho điểm

  • Điểm: 6: Như yêu cầu
  • Điểm: 4,5 – 5,25: Một vài chi tiết còn mờ nhạt
  • Điểm: 3,5 – 4,25: Bài làm nội dung thuyết minh còn chưa sâu sắc, đôi chỗ còn mắc lỗi diền đạt.
  • Điểm 2 – 3: Còn lúng túng về phương pháp làm bài, còn mắc nhiều lỗi sai trong bài làm.
  • Điểm 1: Chưa hiểu yêu cầu của đề, làm lạc hướng của đề bài ra.
  • Giáo viên tuỳ vào bài làm của học sinh để cho điểm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *